Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022

Năm tháng qua đi
Xuân lại về và trả lại cho ta
Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo
Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình"
Mặt trời tặng hai ta những nụ hoa xinh
Bên hiên nhà mỗi ban mai thơm ngát
Mặc kệ xa kia- ngang lưng đồi gió thốc
Những khác biệt trôi xa
Những lan man cỏ gai và cắt ghép oái oăm..
Mùa vẫn xanh
Em vẫn sẽ có Anh
Trong nắng- gió-trăng- sao dù đêm dài hun hút
Đời vẫn trôi không dừng lại bao giờ...

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

SÁNG KIẾN(Tiếp) NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DAY MÔN VĂN

YOUTUBE youtube.com/channel/UCUHRZWUM8vSSq4V-2OV92gg
1. Những khó khăn cơ bản trong việc dạy văn ở trường THPT N.T:
1.1. Về phía giáo viên:
Chúng ta đã biết công cụ dạy văn của người giáo viên Ngữ văn không chỉ là kiến thức mà còn cần có nhân cách và phương pháp thích hợp. Thế nhưng có rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến phương pháp và nhân cách người thầy. Hiểu và khắc phục được những khó khăn đó, sẽ là động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng như GV ở những trường thị xã, tỉnh, thành phố, GV của trường khó khăn: chỉ sống bằng đồng lương. Vì vậy, thời gian nghiên cứu sách vở, tâm lý và ngôn từ của học sinh; nghiên cứu bản thân thông qua thái độ biểu hiện với nhà văn, tác phẩm không có. Bên cạnh đó, sách vở, tài liệu, công cụ để dạy và tham khảo ở thư viện trường lại ít và hiếm hoi. Với đồng lương eo hẹp, GV không thể mua được những quyển sách mà mình yêu thích. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức rất hạn chế.
Do ở phía cánh Đông của huyện, xa trung tâm nên khó có điều kiện đi lại thường xuyên để mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy Ngữ văn ở các trường bạn. Việc dự giờ , thăm lớp tại trường cũng rất hạn chế vì thời gian lên lớp dày đặc; việc góp ý và được góp ý thường do cảm tính, vì vậy không có sức khai thông, mở đường cho những ách tắc, trì trệ trong phương pháp giảng dạy.
1.2. Về phía học sinh
Rào cản ngôn ngữ là yêú tố đầu tiên. Nhiều em khả năng nói, viết tiếng Việt còn hạn chế, vì vậy ảnh hưởng đến tiếp thu bài của học sinh
Trình độ, khả năng của HS còn hạn chế do đầu vào thấp. Nhiều HS hầu như không có kỹ năng viết câu, làm đoạn, vốn từ nghèo nàn, viết sai chính tả, kiến thức lý luận văn học trống rỗng, có em “nói không nên lời”… Nhiểu HS ỷ lại gia đình khá giả nên mua đủ loại sách văn mẫu, sách luyện thi,… khi giáo viên cho đề làm văn bài nào thì copy nguyên xi, hoặc gán ghép, chắp vá không phân biệt đúng, sai, hợp lý; không có ý thức, trách nhiệm với bài viết của mình.
Sống trong môi trường thiếu những hoạt động văn hóa, những câu lạc bộ, sân chơi văn hóa, thư viện hiếm sách tham khảo và không đáp ứng nhu cầu… đa số học sinh chưa có điều kiện tham gia những hoạt động văn học nghệ thuật, với môn Ngữ văn, HS khá, giỏi môn Ngữ văn rất hiếm.
Động cơ học tập của HS thường chạy theo thị hiếu, theo nhu cầu của thị trường nên các em thường chú ý nhiều đến những môn khoa học tự nhiên, môn Ngữ văn chưa được hiểu đúng nghĩa – bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Nhiều HS có ý nghĩ học môn Ngữ văn chỉ vì lấy điểm để thi đỗ tốt nghiệp. Vì vậy nhiều em chán ngán giờ học Ngữ văn, học chiếu lệ và trơ lì trước những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị tư tưởng – thẩm mỹ. Do đó, giáo viên cũng không có hứng thú giảng dạy.
2. Những giải pháp khắc phục khó khăn
Để khắc phục những khó khăn trên và tình trạng thờ ơ, lạnh nhạt với môn Ngữ văn, giúp các em ghi nhớ được nội dung cốt lõi của bài học đồng thời không cảm thấy học văn là nhạt nhẽo, vô bổ, tôi đã chú ý thực hiện những vấn đề như sau:
2.1. Bồi đắp niềm tin, giữ vững ý chí
Những khó khăn mà tôi đã trình bày ở phần trên dễ làm cho GV chán nản và mất hứng thú giảng dạy. Vì vậy, để có ý chí và giữ vững niềm tin, tôi luôn xác định rõ ràng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GV Ngữ văn trong tình hình mới. HS càng thờ ơ, lạnh nhạt thì chúng ta càng cố gắng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực thiết kế và tổ chức bài dạy, năng lực giao tiếp. Tôi nghĩ, người GV không thể có phương pháp dạy tốt khi bản thân không có năng lực, trình độ nhất định; không hiểu bản chất, đặc trưng môn Ngữ văn trong nhà trường – vừa mang tính chất một môn học công cụ, vừa mang tính chất một môn học nghệ thuật ngôn từ. Ý nghĩ đó giúp cho tôi khi giảng bài không sa vào khuynh hướng chính trị hóa, dung tục hóa hoặc bám vào chủ nghĩa nghiệp vụ tầm thường mà xem nhẹ vai trò người tổ chức, hướng dẫn học tập của HS. Nói một cách khái quát, theo tôi, những yếu tố cơ bản góp phần vào phương pháp dạy học hữu hiệu của GV vùng sâu, vùng xa là: Tri thức người thầy + Năng lực tổ chức thiết kế giờ học + Tác động ảnh hưởng nhân cách của người thầy (công cụ giảng dạy quan trọng).
2.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài giảng
“Dạy văn vài năm hoặc cả đời, ai trung thực cũng nhận ra đây là phân môn khó dạy. Tuyệt đối khó” (Lê Trí Viễn). Phân môn Đọc – Hiểu văn bản ở THPT chiếm 2/3 số tiết trong chương trình và nhiệm vụ nặng nề hơn. Nếu môn Ngữ văn ở THCS chỉ trang bị cho HS những kiến thức về cấp độ Tiếng Việt và văn công cụ, thì môn Ngữ văn ở THPT lại nhẹ về ngôn ngữ và văn công cụ mà nặng về văn học. Nhưng đa số HS THPT Nguyễn Trãi còn yếu về Tiếng Việt và văn công cụ (thiếu vốn từ, yếu về viết câu, đoạn, không quen tư duy kiểu nghị luận,…). HS thường thụ động trong cảm thụ, nhiều em có thói quen cảm thụ tác phẩm qua cách cảm thụ của thầy cô. Nếu GV không đọc thì HS không biết ghi hoặc nhiều em chăm chỉ ghi được bài nhưng lại không hiểu được nội dung cốt lõi của bài học. Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tâm lý bên trong và sự nhận thức, cảm nhận để tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn học của HS chưa được phát huy.
....

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

SÁNG KIẾN...(2)

2- Các giải pháp, biện pháp: 2.1- Rèn luyện kĩ năng dùng từ 2.2- Động viên khuyến khích các em đọc nhiều sách báo văn học ( trừ truyện tranh): Đây là biện pháp đầu tiên giúp các em trang bị kiến thức về từ ngữ cho mình. Nhưng việc khuyến khích các em đọc truyện nhất là truyện văn học thật là khó, bây giờ các em chủ yếu thích truyện tranh, không thì lại thích đọc những truyện trôi nổi trên mạng vì đọc những loại truyện này vừa nhanh vừa vui mắt, với truyện trên mạng thì lại còn đỡ tốn tiền, nhưng từ ngữ trong các loại truyện này vốn từ ngữ rất nghèo nàn vì vậy cho nên giáo viên cần phải khơi gợi sự thích thú muốn tìm hiểu văn học của học sinh trong quá trình dạy học: Khi dạy về những tác giả văn học cần phải tạo sự hứng thú cho các em tự tìm hiểu, giới thiệu với các em cách tìm đọc những tác phẩm của cá tác giả văn học đã được học trong chương trình và từ sự tò mò của tuổi trẻ, các em sẽ tìm đọc. Đấy là thành công. Có thể lấy một ví dụ: Khi dạy về Nguyễn Tuân, giới thiệu về tập truyện ngắn: Vang bóng một thời ta có thể tạo ra tình huống hấp dẫn học sinh để các em tìm đọc tác phẩm đó. Có thể chọn cách làm như sau: “ Khó có thể phát hiện một vảy trấu trong một chiếc ấm pha trà vì trấu thường không có mùi vị gì quá rõ ràng. Vậy mà một nhân vật “ ăn mày” trong một truyện ngắn của Vang bóng một thời đã làm được điều này” Tất nhiên điều gợi mở này không thể ngay lập tức khiến các em học sinh kéo nhau đi mượn, hay mua truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân để đọc. Nhưng Mưa dầm thấm lâu rồi cũng sẽ có kết quả nếu giáo viên chúng ta cứ cần cù làm công việc đó. Phần trên tôi đã nói: động viên các em đọc sách báo, trừ truyện tranh. Tại sao lại vậy? Đó là vì trên thực tế tôi đã thấy tác hại của việc đọc truyện tranh. Tuy truyện tranh cũng có mặt tích cực của nó là khiến cho học sinh có con mắt nhìn sự vật nhanh nhạy hơn, giúp cho học sinh cảm nhận được vấn đề và nhân vật nhanh hơn. Nhưng tôi cũng đã từng thấy rất nhiều học sinh thích truyện tranh, đọc nhiều truyện tranh ( nhất là truyện tranh nước ngoài) nhưng viết văn vẫn rất tồi. Tôi cũng đã từng thấy có em học sinh mê truyện tranh quá nên cũng tự mình sáng tác truyện tranh nhưng văn viết vẫn không tốt. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy ? Đó là bởi vì truyện tranh chỉ chuyên dùng ngôn ngữ sinh hoạt. Truyện tranh đã lược bỏ những chi tiết cần diễn đạt bằng từ ngữ bởi nó đã được minh họa trong tranh vẽ rồi. Vì vậy nên đọc càng nhiều truyện tranh thì vốn từ của cá em càng nghèo đi, rồi có những em tự cho rằng việc gì phải trang bị thêm từ ngữ cho mình khi trong truyện tranh nhà văn còn viết như thế. Điều đó thật là tai hại. Nếu các đồng nghiệp chịu khó để ý đến con cháu trong nhà mình thì sẽ thấy ngay. Nếu các cháu nhỏ đọc truyện tranh thì chỉ thấy nó say mê quên ăn, quên học nhưng không bao giờ cần hỏi người lớn điều gì. Còn nếu đưa cho các cháu đọc những truyện mang tính chất văn học thật sự như truyện ngắn, thơ thì thế nào nó cũng phải hỏi khi gặp những từ chưa hiểu nghĩa, hỏi thì sẽ biết và biết thì có nghĩa là nó có thêm vốn từ. Đó là điều rất tốt. 2.3 – Tìm cách giảng cho các em những từ ngữ mà các em chưa biết cách sử dụng hoặc sử dụng sai. Đây là việc làm kết hợp giữa việc dạy văn và chấm bài tập làm văn. Trong quá trình chấm văn giáo viên cần chú ý những từ học sinh hay dùng sai và tìm cách giải thích cho các em trong giờ trả bài. Nhưng giờ trả bài không phải là vô hạn vì vậy ta phải tìm cách giải thích cho các em trong quả trình giảng văn. Việc các em dùng từ không đúng nghĩa rất nhiều. dùng sai như kiểu:
- Thủy quái => Quỷ quái
- Trận đồ bát quái => Trận đồ bắt quái
- Sốt ruột => Xót ruột
Chỉ là những vấn đề rất nhỏ. Trên thực tế các em dùng từ còn đáng buồn hơn rất nhiều. Có thể nêu một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình chấm bài cho học sinh:
- Cảnh vật nên thơ => Cảnh vật ngây thơ.
- Nội dung châm biếm => Nội dung châm điếm.
- Cảm hoá => Tha hoá.
Rút kinh nghiệm từ việc chấm văn và thực tế dạy văn nên khi giảng bài cho học sinh nếu gặp từ khó, từ dễ nhầm nghĩa thì ta nên cắt nghĩa cẩn thận cho học sinh biết. Đâycũng là một cách giúp cho học sinh có vốn kiến thức tốt hơn về từ.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT THỜI...

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Ngữ Văn là một môn học cơ bản trong nhà trường kể từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Ngay từ lớp học đầu tiên trong trường phổ thông các em học sinh đã làm quen với môn văn, lên đến lớp bốn, lớp năm các em mới bắt đầu được làm những bài văn: kể chuyện, miêu tả, tường thuật… Ở thể loại văn này giọng văn của các em có ngây thơ, trẻ con, thậm chí ngây ngô thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi lên đến bậc trung học cơ sở môn tập làm văn của các em chuyển sang văn nghị luận gồm nghị luận văn học, nghị luận xã hội thì yêu cầu về dùng từ, viết văn…đã khó hơn. Các em cần phải thể hiện sự hiểu biết, đánh giá, cách nhìn nhận của mình về một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội nào đó, vì thế nên các em cần phải có kiến thức rộng hơn, cao hơn về mọi mặt, phải biết cách lập luận, phải có con mắt nhìn và sự hiểu biết. Nói tóm lại: làm văn nghị luận xét trên một mức độ nào đó thì khó hơn văn miêu tả, tường thuật… rất nhiều.
Để học văn học sinh phải học nhiều phân môn: Tiếng Việt, đọc hiểu, làm văn. Muốn làm văn tốt thì học sinh phải có kiến thức vững vàng về môn tiếng Việt, phải có sự hiểu biết rộng về văn học ( cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài). Vì thế nên việc đánh giá cho điểm môn làm văn chính là đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn cũng chính là đánh giá khả năng dùng từ, đặt câu, cách lập luận…của các em.
2- Mục đích nghiên cứu
Một vấn đề lớn đặt ra cho giáo viên dạy văn chúng ta hiện nay là làm thế nào để cho học sinh có thể viết được những bài văn nghị luận – chưa cần cực hay – nhưng phải đọc được, và ít nhất cũng phải đạt yêu cầu. Đây là một câu hỏi thật khó trả lời. Bởi muốn làm được một bài văn nghị luận (cũng như những kiểu văn bản khác) người ta cần phải tiến hành nhiều bước:
- Tìm hiểu đề để xác định các yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý.
- Viết văn.
Người viết bài phải biết huy động kiến thức, biết cách lập luận khi tiến hành tất cả các bước trên mới có thể cho ra đời một bài văn nghị luận đúng với yêu cầu (quan trọng nhất là cách lập luận).
Là giáo viên dạy văn đã lâu năm trong nhà trường trung học phổ thông tôi cảm thấy hai bước: tìm hiểu đề và lập dàn ý – Tuy học sinh có ngại – nhưng rèn luyện trong một thời gian rồi các em cũng biết, sẽ chịu khó làm rồi làm được. Riêng phần viết văn (vì phải lập luận) thì thật vô cùng khó bởi vì khả năng dùng từ diễn đạt câu của các em nói chung là còn yếu. Đa số các bài văn bị điểm yếu, kém của học sinh hiện nay là do dùng từ diễn đạt. Vì quan tâm nhiều đến vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI.
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THPT(các lớp 11A3,11A5, 12A3, 12A4(Năm học 2013-2014) với tổng số 170 học sinh
- Học sinh các lớp 11A7. 12A3, 12A5 (2014-2015) với tổng số 132 học sinh.
4- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề dùng từ đặt câu trong văn nghị luận đã có một số tác giả đã đề cập đến trong các bài viết về thực trạng dạy văn, học văn trong trường học. Tuy nhiên, ở đây, tôi xin chỉ đi vào việc rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu trong giới hạn với học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy (có số lượng học sinh người Êđê hơn 60%).
Một số lỗi các em hay mắc, cách khắc phục và giải quyết để có kết quả tốt nhất.
5- Phương pháp nghiên cứu:
- Điểu tra, chọn lựa số liệu: Trên cơ sở đọc và lọc ra các lỗi các em hay mắc trong quá trình học tập trên lớp, và trong bài viết…để hệ thống, chỉ ra lỗi và hướng khắc phục, giúp các em có thể nhận ra và tự sửa lỗi của mình; từ đó biết dùng từ, đặt câu đúng hơn khi lập luận.
- Chọn lọc và kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kĩ năng dùng từ đặt câu của các em, ngay từ cách nói năng, phát biểu…hàng ngày cũng như trong lập luận khi viết bài nghị luận.
- Theo dõi: Theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình phát biểu, viết bài…trong học tập và giao tiếp để kịp thời nhắc nhở, củng cố, khích lệ các em nói đúng, viết đúng (dùng từ, đặt câu)
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1-.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Dùng từ, đặt câu là một thao tác luôn luôn cần có để con người có thể trao đổi, giao tiếp với nhau. Dựa trên sự hiểu biết, kĩ năng của mình, người tạo lập văn bản sẽ đưa ra thông tin trao đổi, và người tiếp nhận phải “giải mã” được những thông tin đó thì quá trình giao tiếp giữa hai người mới đạt hiệu quả được.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, có một số học sinh còn mắc nhiều lỗi trong việc dùng từ đặt câu khi viết văn nghị luận, nhất là các em là người dân tộc bản địa, do vốn tiếng Việt bị hạn chế. Các em thường nói sai một số âm, và vốn từ của các em nghèo là không thể tránh khỏi. Chính vì thế nên chuyện viết giấy xin phép nghỉ học với lí do “em bị đâu đầu”(em bị đau đầu) “em bị ôm”(em bị ốm) là chuyện rất thường. Cũng như nhiều em chưa dùng đúng những từ ngữ trong các trường hợp sau:
• Bản kiểm điểm và Bảng kiểm điểm.
• Anh bộ đội và Anh bồ đội.
• Cái làn và Cái làm.
• Châm biếm và Châm điếm.
• Nhảy lò cò và Nhảy cò lò.
• Chứng tỏ và Chính tỏ.
Không biết mới đi học đấy là câu dân gian vẫn hay nói, vì thế nên nhiệm vụ của giáo viên văn chúng ta là phải giúp các em rèn luyện. Nhưng liệu ta có thể dạy học sinh học từ như dạy từ mới trong ngoại ngữ được không? Chắc chắn là không được! Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến việc dạy và học văn một số kinh nghiệm của tôi khi rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu trong việc viết văn nghị luận.
* Một số thuận lợi, khó khăn:
- Có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và các đồng nghiệp trong trường.
- Chất lượng giáo dục trong trường luôn có sự phát triển đi lên.
- Bản thân đã có hơn 30 năm giảng dạy và yêu nghề, nhiệt tình và luôn tích cực tự học tập để nâng cao kiến thức.
- Tuy vậy, do học sinh đa số là người dân tộc bản địa, vốn tiếng Việt còn hạn chế nên đã gây khó khăn cho việc giảng dạy môn văn, cụ thể việc rèn luyện dùng từ, đặt câu khi viết văn nghị luận.
CÒN NỮA...

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

BÀI THI LIÊN MÔN (CHƯƠNG TRÌNH CŨ---CUỘC THI CŨ---MỘT THỜI SÔI NỔI VỚI NGHỀ)

BÀI CỦA HỌC SINH LỚP 11.
1-Tên tình huống:
Từ những cơn say của Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao nghĩ đến tệ nạn nghiện rượu trong thanh niên hiện nay.
1.1-Mục tiêu giải quyết tình huống
: Từ một vấn đề trong văn học, dựa trên việc tích hợp kiến thức để lí giải hiện tượng Chí Phèo với những cơn say rượu triền mien, dẫ đến xói mòn nhân cách, mất hết nhân hình lẫn nhân tính; từ đó liên hệ đến xã hội hiện nay và đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề để ngăn chặn, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
1.2-Tổng quan về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Văn học
- Xã hội học
- Y – dược học
- Hóa học
1.3-Giải quyết tình huống:
Tìm hiểu và nắm rõ vấn đề bằng cách đọc sách, báo; tham khảo các thông tin trên Internet; thảo luận với bạn bè; liên hệ các kiến thức đã tiếp thu được với thực tế để giải quyết vấn đề.
1.4-Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Như một quy luật tự nhiên, mỗi con người sinh ra đều có một mảnh đời riêng, có thể giàu sang hay nghèo khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, đầy đủ hay thiếu thốn. Và đây có lẽ cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để sáng tác những tác phẩm của mình vừa để phản ánh hiện thực, vừa để bộc lộ cái tôi cá nhân, trong đó, nổi bật là tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, một người nông dân suốt cả cuộc đời chỉ toàn là bất hạnh. Một chi tiết rất thực tế của một người nông dân là khi quá đau khổ, quá uất ức và bế tắc đã tìm đến rượu, một thức uống mà khi uống vào, đầu óc trở nên lơ đãng, giúp Chí – người nông dân ấy tạm thời vơi bớt đau khổ, mạnh dạn hơn, dám đối mặt với cái xã hội dữ dằn, bất công, trớ trêu và nghiệt ngã.
Chí vốn dĩ là một anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành, chăm chỉ và rụt rè và cũng chính vì vậy mà Chí rơi vào vòng ghen tuông của Lí Kiến, bị vu oan rồi tống vào tù, nơi mà chẳng khác gì cái địa ngục của trần gian suốt bảy, tám năm. Sau khi ra tù, Chí biết uống rượu và rượu trở thành thứ tri kỉ của Chí, chỉ biết uống rượu, chửi rủa, bị mọi người gạt bỏ, xa lánh, Chí càng chán đời hơn, đau khổ nhiều hơn nên càng uống rượu và rạch mặt ăn vạ, cứ ngày nối ngày như vậy đã trở thành thói quen và Chí trở thành một người nghiện rượu, vô tích sự. Không dừng lại ở đây, Chí còn bị mua chuộc, dụ dỗ trở thành kẻ đi đòi nợ thuê và đòi hỏi hắn phải gan lì, liều lĩnh nên rượu càng trở nên cần thiết hơn bao giờ, bởi vậy, Chí nghiện nặng, trở thành một con ma rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính lúc này, nhìn Chí giờ đã khác xa với trước kia, trở thành một kẻ lưu manh, hung tợn: Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm, mặt đầy những vết sẹo chồng chéo nhau. Cả nhân tính cũng vậy, biến đổi hoàn toàn, trở nên liều lĩnh, hung hăng, ngang ngược, mất tính người, mất lí trí, mất luôn ước mơ, sức khỏe và nhân cách, toàn gây rắc rối cho làng Vũ Đại, phá hủy bản thân,… Tất cả được thực hiện sau khi Chí uống rượu và nghiện rượu, trở nên đáng sợ và cũng đáng thương.
Tất nhiên, việc Chí Phèo bị biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại thì nguyên nhân sâu xa đó chính là xã hội thực dân phong kiến thối nát, cùng lũ cường hào ác bá ở làng như Bá Kiến, Đội Tảo…đã đè nén, áp bức bóc lột họ đến mức độ tột cùng khổ đau: bị cự tuyệt quyền làm người, và phải chết thê thảm. Chính vì bị o ép, đè nén mà Chí đã tìm đến rượu để mà “giải khuây”, thoả mãn sự thiếu hụt, bế tắc …cuộc đời của mình trong men rượu và những cơn say triền miên.
Vậy rượu là gì mà có sức tàn phá ghê gớm như vậy? Theo một khái niệm chung, rượu là một thức uống có cồn được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau từ nhiều loại nông sản như gạo, sắn, nho,… qua quá trình lên men. Theo hóa học, rượu có công thức cấu tạo là C2H5OH, là cồn Etylic, trong rượu có chứa chất etanol gây nghiện. Đặc biệt, khi rượu được đưa vào cơ thể, nó ức chế các tế bào não chịu tác dụng về chức năng phán đoán, ý thức tự chủ, sự khống chế về mặt đạo đức, thay đổi cấu trúc của não, tế bào não hoạt động theo tác dụng của rượu và gây ra cảm giác thèm muốn rồi gây nghiện, uống từ buổi sáng, say sưa hằng ngày và trở thành thông lệ. Rượu còn gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng về sức khỏe như xanh xao, gầy gò, thiếu sức sống, uể oải, tác phong không chuẩn mực, đi đứng xiêu vẹo, lười hoạt động, làm giảm và mất cảm giác thèm ăn uống, tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng (các bệnh viêm và ung thư gan, phổi, tim mạch,…), nếu bị ngộ độc rượu nặng có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh và tử vong. Còn về nhân cách, rượu gây rối loạn tinh thần và hành vi, hay chấp nhận thất bại và hoàn toàn sụp đổ, mất phương hướng, nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội và trở thành tội phạm là rất lớn, thường không tìm ra lỗi lầm của mình, có thái độ hung hãn, cô lập mình với xã hội, xa lánh bạn bè, người thân, không quan tâm gì đến xung quanh,… Nghiện rượu còn dẫn đến mâu thuẫn gia đình, dùng vũ lực với vợ con khiến gia đình tan vỡ, bị mọi người xa lánh, coi thường, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, xuống dốc về mặt đạo đức, nhân phẩm. Có câu nói “Rượu màu trắng nhưng làm đỏ mặt người và làm đen nhân cách” quả không sai.
Vậy nguyên nhân nghiện rượu là do đâu? Không có điều gì mà không có nguyên nhân của nó. Rượu có chất etanol hình thành khi lên men, có tiềm năng gây nghiện rất lớn, bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ, tiến triển chậm và khó nhận thấy, người uống thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. Trong nhiều nền văn hóa, rượu là chất gây nghiện được xã hội chấp nhận, dễ dàng tìm kiếm và rẻ tiền, đối với nhiều dân tộc, rượu đi vào đời sống hằng ngày (nhất là người Thái) những người được xem là tửu lượng cao là có tính đàn ông, đáng khâm phục và từng trải, những đứa trẻ vị thành niên thấy vậy cũng bắt chước người lớn vì vốn có tính tò mò, bồng bột và thích thử nghiệm. Một số thành phần chỉ biết ăn chơi, sống buông thả, được chiều chuộng từ nhỏ, thích nhậu nhẹt, không muốn lao động, lười biếng. Còn đối với bản thân một số người, rượu được coi là “quốc hồn, quốc túy”, nó xúc tác cho cảm giác thăng hoa, bay bổng hoặc dùng để giải tỏa những áp lực và sầu muộn trong cuộc sống hay để ăn mừng và gặp mặt bạn bè: “Nâng ly, không say không về”. Đàn ông còn quan niệm chất men vô cùng quan trọng, là chiếc cầu nối giữa mọi người với nhau, là nút thắt cho mọi mối quan hệ với quan niệm “Đã cùng uống rượu thì là anh em” hay “Nam vô tửu như kì vô phong”.
Vì vậy nên tình trạng nghiện rượu ở nước ta và trên thế giới ngày càng tăng một cách nhanh chóng và các hệ lụy của nó cũng ngày càng đáng báo động: Chiếm 4% tổng số ca tử vong toàn cầu, ở Canada: 1.8% tổng người chết trong khi châu Âu là 10%, Nga là 14.3% và ở Việt Nam, ngiện rượu nặng ở thành phố là 5%, ở nông thôn là 3%, tổng số ca nhập viện và tử vong là không nhỏ đối với một nước 85 triệu dân.
Với tình trạng trên, chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời, hiệu quả để đẩy lùi nạn nghiện rượu, một loại tện nạn làm cho tâm, sinh, lý con người luôn thèm muốn uống rượu, cơ thể khó chịu, bức bối khi không được uống rượu, bị lệ thuộc vào rượu, trở thành con rối của “thần men”, lâu dần trở thành căn bệnh mãn tính. Nhà nước ta đã có những biện pháp như tổ chức phong trào cấm uống rượu, ban hành nghị quyết, văn bản về việc sản xuất, mua bán và sử dụng chất có cồn, phát thanh truyền hình lên tiếng đồng tình kiến nghị những biện pháp kiên quyết về vấn đề này: Đối với cửa hàng phạt 100 000 – 500 000 VNĐ/1 lần vi phạm, người say rượu gây rối nơi công cộng phạt từ 30 000 - 50 000 VNĐ và bắt đầu từ 10/11/2013, người lái xe (tài xế) uống rượu say khi đang lái xe bị phạt 15 triệu đồng. Đối với những người nghiện rượu, việc cai nghiện là một điều rất cần thiết. Người nghiện phải từ bỏ các thức ăn, đồ uống có cồn, điều trị trong vòng tám đến mười bốn ngày, trong những ngày này, thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, bị xúc động, rối loạn giấc ngủ, trầm uất, run rẩy, có thể bị ảo giác. Có các loại thuốc giúp cai nghiện như: Baclofene, Metronidazol ức chế thèm rượu; Esperal, Elavin chống tái nghiện,… Cần điều trị tâm lí sau cai nghiện vì không có sự lành bệnh theo đúng nghĩa, bệnh nhân có thể thèm và uống lại rượu sau vài tháng hay vài năm. Người nghiện có thể điều trị ở nhà hoặc ở các trung tâm cai nghiện, điều trị càng sớm thì tỉ lệ thành công càng cao. Trong thời gian này, cần bổ sung chất dinh dưỡng, dùng đúng thuốc và đủ liều, trị dứt khoát. Cai nghiện có thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm cai nghiện, sức mạnh ý chí và sự giúp đỡ của những người xung quanh như gia đình, người thân, bạn bè,… Xã hội cũng nên thay đổi quan niệm chỉ có uống rượu mới chứng tỏ được bản lĩnh đàn ông.
Như đã nêu trên, thực trạng hiện nay cho thấy từ một Chí Phèo thời xưa, đến nay đã có hàng trăm, hàng nghìn Chí Phèo thời hiện đại, tuy không đến mức thảm hại và cùng đường như Chí nhưng cũng đủ để làm suy sụp, tổn hại đến bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân rượu không xấu, nó còn có những tác dụng tốt như thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, rượu thuốc có thể giúp chữa một số bệnh và tăng cường sức khỏe nếu chúng ta uống một lượng vừa đủ nhưng do rượu gây nghiện và con người đã quá đà trong việc uống rượu nên đã biến rượu thành một thứ luôn ám ảnh con người. Chúng ta chỉ nên sử dụng như một thức uống có ích, một thức uống tô điểm thêm cho niềm vui cuộc sống, đừng làm nó trở thành một thứ đáng lên án và bài trừ như hiện nay. Chính con người đang tự tay phá hủy bản thân mình chứ không phải do một thế lực nào khác. Hỡi những con người ấy, hãy tự bảo vệ và tôn trọng chính mình!
2- Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Phân tích được tác hại của việc nghiện rượu từ đó đề ra giải pháp giải quyết tệ nạn này.
- Liên hệ được một vấn đề trong văn học với vấn đề thực tế trong xã hội hiện nay
- Nâng cao hiểu biết của mọi người về vấn nạn nghiện rượu, giúp mọi người tránh xa tệ nạn này.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

QUÀ BUÔN DỠNG BĂK(Huyện Lắk - Đak lak)

Quà từ buôn Dỡng Băk. (xã Yang Tao- huyện Lăk) ❤ Buôn có 4 gđ đồng bào Mơ Nông chuyên làm gốm từ thời xưa. Sản phẩm làm từ đất sét lấy từ cánh đồng. Đào sâu xuống chừng 1.5m mới đến chỗ đất đạt yêu cầu. Và lớp đất đó cũng chỉ dày chừng 5-10 cm thôi( như lời chị nói). Đất đó về nhào- đặt trên khúc gỗ tròn, lấy một đoạn cây to cỡ cổ chân ng lớn rồi giã và vò cho đất dẻo quánh,mịn màng. Các ami amai( mẹ, chị) lấy tay vo lại một lượng đất thích hợp, đặt lên khúc gỗ tròn kia. Bắt đầu nặn cục đất sét theo ý định của mình sẽ nặn cái gì.nếu là nặn vật coa hình tròn( nồi, chén, tô...) thì ng nặn sẽ đi vòng quanh sản phẩm đó theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay khéo léo xoay, miết sản phẩm ấy để tạo thành miệng, đường rãnh. Dùng miếng vải mềm ướt chuốt qua sp khiến nó bóng lên. Ng nặn sẽ khéo léo chỉnh gọt lại 1 lần hình khối sp. Sau đó đem phơi nắng chừng 2 tiếng thì lấy viên sỏi chà cho sp bóng lên. Tiếp tục phơi khô rồi cho vào lò nung( xưa là rơm, trấu còn giờ là lò nung công nghiệp). Sp khi đang phơi và chà có màu nâu sữa nghiêng về vàng nhạt, khi nung xong thì màu đen bóng. Vì làm tay và thủ công hoàn toàn nên mỗi sp là 1 tp riêng, ko trùng nhau.
Cặp bình là mình mua. Cái đĩa và 2 viên sỏi là chị làm gốm tặng mình. Mình xin cầm viên sỏi chị chà những con voi, chiếc bình...chị làm. Nó to cớ hơn ngón tay cái ng lớn chút. Màu 1/2 trong suốt và 1/2 màu hồng như thạch anh hồng. Mình mê quá đang tính hỏi xin thì nghe chị ấy vừa chà vừa nói:" hòn sỏi này từ thời bà mình cho mẹ mình. Rồi mẹ mình lại cho mình. Ít nữa chắc mình cho con gái mình"( bé gái mặc đồ truyền thống khi nãy mình chụp hình và cho các bé ít đồng( mua kẹo nhé- thú thực mình ko định làm các bé hư mà chỉ là trong giỏ xách ko có gì làm quà cho 3 cô bé dễ thương hết sức ❤). Nghe nói vậy mình bỏ ngay ý định đó vì biết viên sỏi nhỏ ấy là của gia bảo của nhà chị. Chị nói thêm:" mình cũng mới nhặt đc 2 hòn sỏi nữa ở thác phía gần Krong Bông kìa, Nhưng sỏi đó chà( chị phát âm như " tra") ko được bóng như hòn sỏi này.". Mình đứng chăm chú nhìn. Nghe. Và hỏi. Có lẽ cảm cái sự kiên nhẫn và chú ý của mình mà khi mình buột miệng" chỉ mình đến chỗ nhặt sỏi đi...". Chị nói " xa đấy. Để mình cho chị viên mình mới nhặt". Và cuối buổi chị tặng mình chiếc đĩa. Đôi sỏi với lời dặn:" chị cứ phơi đĩa này khô đi. 2g tra 1 lần. Bao nhiêu lần cũng được. Nó( cái đĩa) sẽ càng bóng đẹp".
Qua đến giờ mình cũng tra nó vài lần rồi. Mong là sẽ đạt đc 80% như chị tra. ❤

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

SỰ CÔ ĐƠN.

Cô đơn, đó là khi ta chỉ có một mình ta biết cho ta.
Có thể khi ta ở 1 mình trng 1 không gan vắng vẻ, không có đòng loại bên cạnh.
cũng có thể khi ta trôi giữa đám đong mà vẫn ko ai quen biết không ai giao tiếp với ai.
cũng có khi ta ở giữa những ng quen, thậm chí đã từng rất yêu, giờ không còn biết nói chuyện gì, hoặc có nói chỉ là những lời gây tổn thương cho nhau
cô đơn khi bạn ở 1 mình, tạm xa cách xung quanh, là co đơn trong sự thanh thản.
cô đơn khi ở cạnh người đã từng là thân thiết mà ko còn có tiếng nói chung, gọi là cô đơn trong nặng nề
Cây mai cô đơn này mọc bên bờ hồ nước, vươn giữa gió nắng ngày ngày...Sự cô đơn cua cỏ cây hoa lá...
(my Exam- Thim)

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

HOA TƯƠNG TƯ.

Những đốm đỏ nảy lên từ trong màu xanh vầng lá
Trong nâu đỏ bazan và mát lạnh cơn mưa
Trong gió biếc
Trong nắng vàng êm ái
Trong dịu mềm
Trong bổi hổi
Tim run...
tranh: my Exam. Thim

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

LĂN DAPKNGƯ...(Tây Nguyên)

Có thể gọi là "Tây nguyên của tôi", vì tôi chỉ nói về 1 phần rất nhỏ về mảnh đất này, như tôi là một phần rất nhỏ của nó. Tây Nguyên là xóm nhỏ nhà tôi, với những bụi cỏ đuôi chồn phất phơ trong nắng sớm và những làn gió trời ràn rạt đuổi nhau. Là những hoa trái đặc trưng vùng miefn. Trong đó có trái bơ. "Bơ (Persea americana) là một loại cây cận nhiệt đới có nguồn gốc từ México và Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoa, hai lá mầm, họ Lauraceae. Con người biết ăn trái cây bơ từ xưa, bằng chứng là người ta tìm thấy bình nước hình trái bơ tại đô thành Chan Chan trước thời đại Inca. Cây bơ cao khoảng 20 mét, lá chen kẽ, mỗi lá dài 12–25 cm, hoa không hiện rõ, màu xanh-vàng, mỗi hoa lớn độ 5–10 mm. Trái của cây bơ hình như cái bầu nước, dài 7–20 cm, nặng 100g-1 kg. Vỏ mỏng, hơi cứng, màu xanh lục đậm, có khi gần như màu đen. Khi chín, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt, giống như chất bơ, có vị ngọt nhạt. Hột trái bơ hình tựa quả trứng, dài 5 – 6 cm, nằm trong trung tâm, màu nâu đậm, và rất cứng.[4] Một cây bơ trung bình ra 120 trái một năm. Vườn bơ có khả năng sản xuất 7 tấn trái bơ mỗi hecta mỗi năm, có vườn đạt đến 20 tấn [5]. Cây bơ không hợp trồng ở vùng lạnh, chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Thịt trái bơ thường được dùng làm nguyên liệu cho các món sinh tố giải khát, làm salad, sushi hoặc có thể dùng để ăn với bánh mì bằng cách quết lên bánh và rắc thêm một chút đường. Ngoài ra, bơ cũng được dùng trong việc chăm sóc da, tuy nhiên việc ăn nhiều bơ cũng gây nên bệnh về gan." Nếu trồng bằng hạt thì phải 5,6 nam cây bơ mới cho trái lứa đầu. Còn bơ ghép thì 3 năm là có quả. Lâu đời nhát là cây bơ sáp rôi sau này có nhiều loại giống bơ khác trong quá trinh lai tạo: bơ 034 quả thuôn dài, hạt nhỏ; bơ booth quả tròn, cơm béo dẻo. Gần đây có thêm bơ ngón tay, quả nhỏ và không hạt. Nhưng xu hướng hiện tại mọi người lại chuộng thứ bơ cổ. một trong những món ăn của bà con là bơ dầm mắm hay xì dầu. Trái bơ chín, lôt vỏ, xắt thành miếng con chì(hoặc giầm nát) cho vào chén nước mắm cùng trái ớt nhỏ. Aưn miếng cơm cùng miếng bơ đó, cảm nhận vị dẻo và béo của bơ, vị mặc của mắm và cay của ớt...Đảm bảo bạn sẽ khó quên hương vị đó. Buoir sáng ban có thể ăn món bánh mì kẹp bơ, hoặc kèm chút đường hoặc kèm xì dầu đều ngon. Bơ đang mùa rồi, bạn đến và nếm thử bơ dầm mắm hay xì dầu ăn cùng cơm nhé. (có sử dụng tư liệu của google:https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt)#:~:text=B%C6%A1%20(danh%20ph%C3%A1p%20hai%20ph%E1%BA%A7n,Chan%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20th%E1%BB%9Di%20%C4%91%E1%BA%A1i%20Inca. tránh, hình ảnh: by Thim)

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

ĐÔI CÂY

Bỗng một ngày nơi góc vườn xanh mát
Có đôi cây bỗng lớn vụt lên
Cùng khúc hát du dương
và cùng trong vũ khúc
Gios miên man cuốn vạt nắng rong chơi.
Đừng buồn nhé!
Vạt nắng hằng ấm áp
Ta nâng niu, gói ủ kín vườn xanh.
(by Thim)

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Thời gian và hiểu người.

Thời gian càng lâu, ta càng thấy rõ hơn bức tranh cuộc sống, con người. Có những mảy vàng lấp lánh, có những bụi bặm gai góc làm ta ngột ngạt hay chảy máu.
Thời gian bôi xóa mọi nỗi niềm riêng, như bức vẽ hỏng ta xếp lại trong kho KÍ ỨC...

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

GỬI AI ĐÓ...

Gió gió mây mây
Trời Tây nguyên xanh biếc
Phiêu phiêu du du
Qua hết chặng cô liêu.
Mong ko nắng sớm mưa chiều
Một lời tha thiết
Hương Yêu dâng đầy...

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

MẮT XANH BÊN PHỐ BAN MÊ

Tôi bật lên cụm từ đó khi đứng ngắm hồ nước mênh mông, sóng xanh biếc vỗ oàm oạp vào bờ. Đó là hồ Ea Kao, một hồ lớn ở ngoại ô thành phố Ban Mê.Hồ còn có tên khác là Ktơng Jũ(vùng nước có vực sâu)
Hồ này được hình thành bởi các dòng suối Ea Kao, Ea Knin, Cư MBlim...và cung cấp nước cho cả vùng rộng lớn gồm ruộng lúa nước và rẫy cà phê, tiêu, cây ăn trái...của bà con.Tương truyền hồ có nhiều vực xoáy, nên khi khô hạn nhất hồ vẫn có nước ngậ đến bắp chân người
Hồ gắn với những tên buôn mà mỗi cái tên đều gắn với 1 huyền thoại: Ktơng Jông( vực xoáy có những chiếc rìu
Ktơng Un(Vực xoáy nơi heo bị rơi)
Ktơng Tiăn (Vực xoáy đau bụng)
Sáng sớm hay chiều chiều, tản bộ cùng ai đó trên ven hồ thì thật tuyệt. Thấy lòng nhẹ thênh thênh.
Bao nhiêu âu lo, muộn phiền dường như tan biến hết.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

TRẢ LẠI BÙA YÊU.

RETURNS LOVE...
(Bich Thiem) Please pay!
What thread is the problem?
In the middle of the sky that used to share noontimes
Share dreams
The Brown Sparrows chirping
The yellow scarves and red shirts of the old days...
Summer is over
Autumn comes without noise
The date follows the transparent timeline.
In the last month of the year, the fruit is ripe and the branches are bent
Hear the cool breeze on the porch

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

VU VƠ NẮNG THÁNG 3

Không còn nhiều se lạnh tháng 2.
Cũng chưa oi nồng như tháng 4 mùa hạ.
Em là tháng 3 dịu dàng chút gió.
Và non tơ những nõn lá trên cây...
Có ai đó nói "thương Mình muốn khóc"
Kìa ngoài hiên thấy nắng ấm chao nghiêng.
Có chiếc lá khẽ đu đưa trong gió
Giấc Mơ Trưa
Mộng Sơn nữ Xa Xưa...

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

ĐỌC "TRUYÊN NHÀ CỒ"- Trích tập "Khi mẹ vắng nhà"tg Nguyễn Thị Bích Thiêm.

https://www.youtube.com/watch?v=9cYLMoqpLOI

ĐỊNH VỊ

Mạng hỏi tôi "Bạn đang ở đâu?"
Tôi đang hỏi tự mình câu ấy.
Thời 4.0 điện thoại cùng google map tha hồ tung tẩy
Chỉ một clic thôi là sẽ biết ở đâu.
Nhưng Google không thể nào hiển thị
Cơn mưa ngang trưa
Tan giữa làn nắng trong veo.
Mình bên mình
Chắc gì định vị được nhau.
Ở đâu đó
Trong dòng đời rộng lớn.
Những vệt sao băng bung nở sau một ngày vừa mưa vừa nắng
Như những vạch sao băng
Những vết yêu
Ngày đánh dấu vào đêm.
Như hờn lẫy
Ngày mang mưa trộn nắng
Trộn hai người chiếc võng dệt tháng năm.
Trong nhịp thở gió thổi qua hiên vắng
Những vệt tinh cầu phát sáng khắp không gian.
Có những ngày không định vị được nhau
Ta xóa hết sáu ô ăn quan trò chơi ngày bé
Chỉ còn lại một ô mở mắt nhìn he hé
Hình như căn gác nhỏ nhà ai.
Thành phố mình đang mùa covid xa cách
Những chỉ thị 15, 16… mình hai nơi.
Cồn cào nhớ nhung
Xam xám màu trời lo sợ
Lòng vẫn nhớ nhịp cầu Ô Thước
Mùa dịch này chẳng gặp được nhau
Hai ta như Ngưu Lang- Chức Nữ
Thương Yêu ơi!
Mong mùa dịch qua mau
. Trái tim yêu thương vẫn nồng nàn sôi nổi
Bể đời mênh mông
Dễ gì Ta định vị được nhau…

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

TRẢ LẠI BÙA YÊU

TRẢ LẠI BÙA YÊU... Xin trả nhé!
Sợi tơ nào vấn vít
Giăng giữa khoảng trời từng chung những ban trưa
Chung những giấc mơ
Tiếng Sẻ Nâu líu ríu
Những khăn vàng áo đỏ thuở ca dao...
Hạ đã qua
Thu đến chẳng ồn ào
Ngày nối tiếp dòng thời gian trong suốt.
Tháng cuối năm trái chín vít cong cành
Nghe bên hiên nhà làn gió mát lướt nhanh
Ngày lập đông ta gửi lại Bùa yêu.
Nơi vườn cũ
Hoa xếp cánh sau khắc giờ luân vũ
Nhành vẫn vươn lên thơm nắng sớm ban mai.
Ta lang thang tìm về mùa đông năm cũ
Nơi ấy lần đầu mình hò hẹn cùng nhau.
Đóa hồng thơm vẫn đỏ thắm một màu
Trong gió lướt, khẽ vùng vằng hờn dỗi.
Những mắt lá liếc nhìn nhau thật vội
Những dây rễ không lời cứ quấn bện không buông…
Trả lại nhé
Cánh bùa yêu
Mùa đã cột tay đôi ta hôm ấy
Có chiếc khăn nào ai gửi đến cho ta...
MÂY SAU NHÀ. (Bích Thiêm)
Sau nhà tôi
Phía bên kia dãy núi
Qua những vạt nương
Lượn quanh những con đường
Có những áng mây bay ngang chiều nắng hắt
Chói ngời lên màu thiếc màu đồng.
Phía bên này cơn giông
Mưa trút nước
Như thuở rừng Sun Y Rit
Mưa trắng trời
Ngập vó ngựa Đam San...
Sáng mùa khô có những đám mây lan
Màu dã quỳ nhuộm hoang sơ nỗi nhớ
Căn gác chênh vênh đêm nằm nghe gió thở
Mây rủ cánh mềm say giấc ngủ hiền ngoan
. Những H Nhi, H Bhi, Đăm San... hồn theo áng mây ngàn
Bay qua núi non
Bay qua thành phố
Gửi hậu sinh bài hát cội nguồn ghi nhớ
Mây với Núi, với người từ muôn ngàn năm cũ
Phủ khắp buôn sang
Bồng bềnh cuối trời xa...

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

GẶP LẠI

Lâu nay mải mê dòng chảy😘
Đã bao nắng cháy mưa dầm🥰
một ngày trời xanh mây thắm😍
Bồi hồi một cánh hồng say...🥰

Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình&quo...