Rút kinh nghiệm từ việc chấm văn và thực tế dạy văn nên khi giảng bài cho học sinh nếu gặp từ khó, từ dễ nhầm nghĩa thì ta nên cắt nghĩa cẩn thận cho học sinh biết. Đâycũng là một cách giúp cho học sinh có vốn kiến thức tốt hơn về từ.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022
SÁNG KIẾN...(2)
2- Các giải pháp, biện pháp:
2.1- Rèn luyện kĩ năng dùng từ
2.2- Động viên khuyến khích các em đọc nhiều sách báo văn học
( trừ truyện tranh):
Đây là biện pháp đầu tiên giúp các em trang bị kiến thức về từ ngữ cho mình. Nhưng việc khuyến khích các em đọc truyện nhất là truyện văn học thật là khó, bây giờ các em chủ yếu thích truyện tranh, không thì lại thích đọc những truyện trôi nổi trên mạng vì đọc những loại truyện này vừa nhanh vừa vui mắt, với truyện trên mạng thì lại còn đỡ tốn tiền, nhưng từ ngữ trong các loại truyện này vốn từ ngữ rất nghèo nàn vì vậy cho nên giáo viên cần phải khơi gợi sự thích thú muốn tìm hiểu văn học của học sinh trong quá trình dạy học:
Khi dạy về những tác giả văn học cần phải tạo sự hứng thú cho các em tự tìm hiểu, giới thiệu với các em cách tìm đọc những tác phẩm của cá tác giả văn học đã được học trong chương trình và từ sự tò mò của tuổi trẻ, các em sẽ tìm đọc. Đấy là thành công.
Có thể lấy một ví dụ:
Khi dạy về Nguyễn Tuân, giới thiệu về tập truyện ngắn: Vang bóng một thời ta có thể tạo ra tình huống hấp dẫn học sinh để các em tìm đọc tác phẩm đó. Có thể chọn cách làm như sau:
“ Khó có thể phát hiện một vảy trấu trong một chiếc ấm pha trà vì trấu thường không có mùi vị gì quá rõ ràng. Vậy mà một nhân vật “ ăn mày” trong một truyện ngắn của Vang bóng một thời đã làm được điều này”
Tất nhiên điều gợi mở này không thể ngay lập tức khiến các em học sinh kéo nhau đi mượn, hay mua truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân để đọc. Nhưng Mưa dầm thấm lâu rồi cũng sẽ có kết quả nếu giáo viên chúng ta cứ cần cù làm công việc đó.
Phần trên tôi đã nói: động viên các em đọc sách báo, trừ truyện tranh. Tại sao lại vậy?
Đó là vì trên thực tế tôi đã thấy tác hại của việc đọc truyện tranh. Tuy truyện tranh cũng có mặt tích cực của nó là khiến cho học sinh có con mắt nhìn sự vật nhanh nhạy hơn, giúp cho học sinh cảm nhận được vấn đề và nhân vật nhanh hơn. Nhưng tôi cũng đã từng thấy rất nhiều học sinh thích truyện tranh, đọc nhiều truyện tranh ( nhất là truyện tranh nước ngoài) nhưng viết văn vẫn rất tồi. Tôi cũng đã từng thấy có em học sinh mê truyện tranh quá nên cũng tự mình sáng tác truyện tranh nhưng văn viết vẫn không tốt. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy ? Đó là bởi vì truyện tranh chỉ chuyên dùng ngôn ngữ sinh hoạt. Truyện tranh đã lược bỏ những chi tiết cần diễn đạt bằng từ ngữ bởi nó đã được minh họa trong tranh vẽ rồi. Vì vậy nên đọc càng nhiều truyện tranh thì vốn từ của cá em càng nghèo đi, rồi có những em tự cho rằng việc gì phải trang bị thêm từ ngữ cho mình khi trong truyện tranh nhà văn còn viết như thế. Điều đó thật là tai hại.
Nếu các đồng nghiệp chịu khó để ý đến con cháu trong nhà mình thì sẽ thấy ngay. Nếu các cháu nhỏ đọc truyện tranh thì chỉ thấy nó say mê quên ăn, quên học nhưng không bao giờ cần hỏi người lớn điều gì. Còn nếu đưa cho các cháu đọc những truyện mang tính chất văn học thật sự như truyện ngắn, thơ thì thế nào nó cũng phải hỏi khi gặp những từ chưa hiểu nghĩa, hỏi thì sẽ biết và biết thì có nghĩa là nó có thêm vốn từ. Đó là điều rất tốt.
2.3 – Tìm cách giảng cho các em những từ ngữ mà các em chưa biết cách sử dụng hoặc sử dụng sai.
Đây là việc làm kết hợp giữa việc dạy văn và chấm bài tập làm văn. Trong quá trình chấm văn giáo viên cần chú ý những từ học sinh hay dùng sai và tìm cách giải thích cho các em trong giờ trả bài. Nhưng giờ trả bài không phải là vô hạn vì vậy ta phải tìm cách giải thích cho các em trong quả trình giảng văn. Việc các em dùng từ không đúng nghĩa rất nhiều. dùng sai như kiểu:
- Thủy quái => Quỷ quái
- Trận đồ bát quái => Trận đồ bắt quái
- Sốt ruột => Xót ruột
Chỉ là những vấn đề rất nhỏ. Trên thực tế các em dùng từ còn đáng buồn hơn rất nhiều. Có thể nêu một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình chấm bài cho học sinh:
- Cảnh vật nên thơ => Cảnh vật ngây thơ.
- Nội dung châm biếm => Nội dung châm điếm.
- Cảm hoá => Tha hoá.
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT THỜI...
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT
CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Ngữ Văn là một môn học cơ bản trong nhà trường kể từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Ngay từ lớp học đầu tiên trong trường phổ thông các em học sinh đã làm quen với môn văn, lên đến lớp bốn, lớp năm các em mới bắt đầu được làm những bài văn: kể chuyện, miêu tả, tường thuật… Ở thể loại văn này giọng văn của các em có ngây thơ, trẻ con, thậm chí ngây ngô thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi lên đến bậc trung học cơ sở môn tập làm văn của các em chuyển sang văn nghị luận gồm nghị luận văn học, nghị luận xã hội thì yêu cầu về dùng từ, viết văn…đã khó hơn. Các em cần phải thể hiện sự hiểu biết, đánh giá, cách nhìn nhận của mình về một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội nào đó, vì thế nên các em cần phải có kiến thức rộng hơn, cao hơn về mọi mặt, phải biết cách lập luận, phải có con mắt nhìn và sự hiểu biết. Nói tóm lại: làm văn nghị luận xét trên một mức độ nào đó thì khó hơn văn miêu tả, tường thuật… rất nhiều.
Để học văn học sinh phải học nhiều phân môn: Tiếng Việt, đọc hiểu, làm văn. Muốn làm văn tốt thì học sinh phải có kiến thức vững vàng về môn tiếng Việt, phải có sự hiểu biết rộng về văn học ( cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài). Vì thế nên việc đánh giá cho điểm môn làm văn chính là đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn cũng chính là đánh giá khả năng dùng từ, đặt câu, cách lập luận…của các em.
2- Mục đích nghiên cứu
Một vấn đề lớn đặt ra cho giáo viên dạy văn chúng ta hiện nay là làm thế nào để cho học sinh có thể viết được những bài văn nghị luận – chưa cần cực hay – nhưng phải đọc được, và ít nhất cũng phải đạt yêu cầu. Đây là một câu hỏi thật khó trả lời. Bởi muốn làm được một bài văn nghị luận (cũng như những kiểu văn bản khác) người ta cần phải tiến hành nhiều bước:
- Tìm hiểu đề để xác định các yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý.
- Viết văn.
Người viết bài phải biết huy động kiến thức, biết cách lập luận khi tiến hành tất cả các bước trên mới có thể cho ra đời một bài văn nghị luận đúng với yêu cầu (quan trọng nhất là cách lập luận).
Là giáo viên dạy văn đã lâu năm trong nhà trường trung học phổ thông tôi cảm thấy hai bước: tìm hiểu đề và lập dàn ý – Tuy học sinh có ngại – nhưng rèn luyện trong một thời gian rồi các em cũng biết, sẽ chịu khó làm rồi làm được. Riêng phần viết văn (vì phải lập luận) thì thật vô cùng khó bởi vì khả năng dùng từ diễn đạt câu của các em nói chung là còn yếu. Đa số các bài văn bị điểm yếu, kém của học sinh hiện nay là do dùng từ diễn đạt. Vì quan tâm nhiều đến vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI.
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THPT(các lớp 11A3,11A5, 12A3, 12A4(Năm học 2013-2014) với tổng số 170 học sinh
- Học sinh các lớp 11A7. 12A3, 12A5 (2014-2015) với tổng số 132 học sinh.
4- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề dùng từ đặt câu trong văn nghị luận đã có một số tác giả đã đề cập đến trong các bài viết về thực trạng dạy văn, học văn trong trường học. Tuy nhiên, ở đây, tôi xin chỉ đi vào việc rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu trong giới hạn với học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy (có số lượng học sinh người Êđê hơn 60%).
Một số lỗi các em hay mắc, cách khắc phục và giải quyết để có kết quả tốt nhất.
5- Phương pháp nghiên cứu:
- Điểu tra, chọn lựa số liệu: Trên cơ sở đọc và lọc ra các lỗi các em hay mắc trong quá trình học tập trên lớp, và trong bài viết…để hệ thống, chỉ ra lỗi và hướng khắc phục, giúp các em có thể nhận ra và tự sửa lỗi của mình; từ đó biết dùng từ, đặt câu đúng hơn khi lập luận.
- Chọn lọc và kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kĩ năng dùng từ đặt câu của các em, ngay từ cách nói năng, phát biểu…hàng ngày cũng như trong lập luận khi viết bài nghị luận.
- Theo dõi: Theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình phát biểu, viết bài…trong học tập và giao tiếp để kịp thời nhắc nhở, củng cố, khích lệ các em nói đúng, viết đúng (dùng từ, đặt câu)
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1-.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Dùng từ, đặt câu là một thao tác luôn luôn cần có để con người có thể trao đổi, giao tiếp với nhau. Dựa trên sự hiểu biết, kĩ năng của mình, người tạo lập văn bản sẽ đưa ra thông tin trao đổi, và người tiếp nhận phải “giải mã” được những thông tin đó thì quá trình giao tiếp giữa hai người mới đạt hiệu quả được.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, có một số học sinh còn mắc nhiều lỗi trong việc dùng từ đặt câu khi viết văn nghị luận, nhất là các em là người dân tộc bản địa, do vốn tiếng Việt bị hạn chế. Các em thường nói sai một số âm, và vốn từ của các em nghèo là không thể tránh khỏi. Chính vì thế nên chuyện viết giấy xin phép nghỉ học với lí do “em bị đâu đầu”(em bị đau đầu) “em bị ôm”(em bị ốm) là chuyện rất thường. Cũng như nhiều em chưa dùng đúng những từ ngữ trong các trường hợp sau:
• Bản kiểm điểm và Bảng kiểm điểm.
• Anh bộ đội và Anh bồ đội.
• Cái làn và Cái làm.
• Châm biếm và Châm điếm.
• Nhảy lò cò và Nhảy cò lò.
• Chứng tỏ và Chính tỏ.
Không biết mới đi học đấy là câu dân gian vẫn hay nói, vì thế nên nhiệm vụ của giáo viên văn chúng ta là phải giúp các em rèn luyện. Nhưng liệu ta có thể dạy học sinh học từ như dạy từ mới trong ngoại ngữ được không? Chắc chắn là không được! Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến việc dạy và học văn một số kinh nghiệm của tôi khi rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu trong việc viết văn nghị luận.
* Một số thuận lợi, khó khăn:
- Có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và các đồng nghiệp trong trường.
- Chất lượng giáo dục trong trường luôn có sự phát triển đi lên.
- Bản thân đã có hơn 30 năm giảng dạy và yêu nghề, nhiệt tình và luôn tích cực tự học tập để nâng cao kiến thức.
- Tuy vậy, do học sinh đa số là người dân tộc bản địa, vốn tiếng Việt còn hạn chế nên đã gây khó khăn cho việc giảng dạy môn văn, cụ thể việc rèn luyện dùng từ, đặt câu khi viết văn nghị luận.
CÒN NỮA...
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022
CUỘC THI CŨ---MỘT THỜI SÔI NỔI VỚI NGHỀ)
Lí trí và Tình cảm
cần có sự tỉnh táo chớ để cảm xúc mê mụ dẫn dắt.
tự nhắc mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình...
-
Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình...
-
Một mình giữa chốn nhân gian Một mình chèo chống, nhọc nhằn sớm hôm Nào đâu ngày tháng âm thầm Mặc mưa rả rích, gió gầm Cũng qua...
-
Lí trí và Tình cảm cần có sự tỉnh táo chớ để cảm xúc mê mụ dẫn dắt. tự nhắc mình.