Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

SÁNG KIẾN(Tiếp) NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DAY MÔN VĂN

YOUTUBE youtube.com/channel/UCUHRZWUM8vSSq4V-2OV92gg
1. Những khó khăn cơ bản trong việc dạy văn ở trường THPT N.T:
1.1. Về phía giáo viên:
Chúng ta đã biết công cụ dạy văn của người giáo viên Ngữ văn không chỉ là kiến thức mà còn cần có nhân cách và phương pháp thích hợp. Thế nhưng có rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến phương pháp và nhân cách người thầy. Hiểu và khắc phục được những khó khăn đó, sẽ là động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng như GV ở những trường thị xã, tỉnh, thành phố, GV của trường khó khăn: chỉ sống bằng đồng lương. Vì vậy, thời gian nghiên cứu sách vở, tâm lý và ngôn từ của học sinh; nghiên cứu bản thân thông qua thái độ biểu hiện với nhà văn, tác phẩm không có. Bên cạnh đó, sách vở, tài liệu, công cụ để dạy và tham khảo ở thư viện trường lại ít và hiếm hoi. Với đồng lương eo hẹp, GV không thể mua được những quyển sách mà mình yêu thích. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức rất hạn chế.
Do ở phía cánh Đông của huyện, xa trung tâm nên khó có điều kiện đi lại thường xuyên để mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy Ngữ văn ở các trường bạn. Việc dự giờ , thăm lớp tại trường cũng rất hạn chế vì thời gian lên lớp dày đặc; việc góp ý và được góp ý thường do cảm tính, vì vậy không có sức khai thông, mở đường cho những ách tắc, trì trệ trong phương pháp giảng dạy.
1.2. Về phía học sinh
Rào cản ngôn ngữ là yêú tố đầu tiên. Nhiều em khả năng nói, viết tiếng Việt còn hạn chế, vì vậy ảnh hưởng đến tiếp thu bài của học sinh
Trình độ, khả năng của HS còn hạn chế do đầu vào thấp. Nhiều HS hầu như không có kỹ năng viết câu, làm đoạn, vốn từ nghèo nàn, viết sai chính tả, kiến thức lý luận văn học trống rỗng, có em “nói không nên lời”… Nhiểu HS ỷ lại gia đình khá giả nên mua đủ loại sách văn mẫu, sách luyện thi,… khi giáo viên cho đề làm văn bài nào thì copy nguyên xi, hoặc gán ghép, chắp vá không phân biệt đúng, sai, hợp lý; không có ý thức, trách nhiệm với bài viết của mình.
Sống trong môi trường thiếu những hoạt động văn hóa, những câu lạc bộ, sân chơi văn hóa, thư viện hiếm sách tham khảo và không đáp ứng nhu cầu… đa số học sinh chưa có điều kiện tham gia những hoạt động văn học nghệ thuật, với môn Ngữ văn, HS khá, giỏi môn Ngữ văn rất hiếm.
Động cơ học tập của HS thường chạy theo thị hiếu, theo nhu cầu của thị trường nên các em thường chú ý nhiều đến những môn khoa học tự nhiên, môn Ngữ văn chưa được hiểu đúng nghĩa – bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Nhiều HS có ý nghĩ học môn Ngữ văn chỉ vì lấy điểm để thi đỗ tốt nghiệp. Vì vậy nhiều em chán ngán giờ học Ngữ văn, học chiếu lệ và trơ lì trước những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị tư tưởng – thẩm mỹ. Do đó, giáo viên cũng không có hứng thú giảng dạy.
2. Những giải pháp khắc phục khó khăn
Để khắc phục những khó khăn trên và tình trạng thờ ơ, lạnh nhạt với môn Ngữ văn, giúp các em ghi nhớ được nội dung cốt lõi của bài học đồng thời không cảm thấy học văn là nhạt nhẽo, vô bổ, tôi đã chú ý thực hiện những vấn đề như sau:
2.1. Bồi đắp niềm tin, giữ vững ý chí
Những khó khăn mà tôi đã trình bày ở phần trên dễ làm cho GV chán nản và mất hứng thú giảng dạy. Vì vậy, để có ý chí và giữ vững niềm tin, tôi luôn xác định rõ ràng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GV Ngữ văn trong tình hình mới. HS càng thờ ơ, lạnh nhạt thì chúng ta càng cố gắng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực thiết kế và tổ chức bài dạy, năng lực giao tiếp. Tôi nghĩ, người GV không thể có phương pháp dạy tốt khi bản thân không có năng lực, trình độ nhất định; không hiểu bản chất, đặc trưng môn Ngữ văn trong nhà trường – vừa mang tính chất một môn học công cụ, vừa mang tính chất một môn học nghệ thuật ngôn từ. Ý nghĩ đó giúp cho tôi khi giảng bài không sa vào khuynh hướng chính trị hóa, dung tục hóa hoặc bám vào chủ nghĩa nghiệp vụ tầm thường mà xem nhẹ vai trò người tổ chức, hướng dẫn học tập của HS. Nói một cách khái quát, theo tôi, những yếu tố cơ bản góp phần vào phương pháp dạy học hữu hiệu của GV vùng sâu, vùng xa là: Tri thức người thầy + Năng lực tổ chức thiết kế giờ học + Tác động ảnh hưởng nhân cách của người thầy (công cụ giảng dạy quan trọng).
2.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài giảng
“Dạy văn vài năm hoặc cả đời, ai trung thực cũng nhận ra đây là phân môn khó dạy. Tuyệt đối khó” (Lê Trí Viễn). Phân môn Đọc – Hiểu văn bản ở THPT chiếm 2/3 số tiết trong chương trình và nhiệm vụ nặng nề hơn. Nếu môn Ngữ văn ở THCS chỉ trang bị cho HS những kiến thức về cấp độ Tiếng Việt và văn công cụ, thì môn Ngữ văn ở THPT lại nhẹ về ngôn ngữ và văn công cụ mà nặng về văn học. Nhưng đa số HS THPT Nguyễn Trãi còn yếu về Tiếng Việt và văn công cụ (thiếu vốn từ, yếu về viết câu, đoạn, không quen tư duy kiểu nghị luận,…). HS thường thụ động trong cảm thụ, nhiều em có thói quen cảm thụ tác phẩm qua cách cảm thụ của thầy cô. Nếu GV không đọc thì HS không biết ghi hoặc nhiều em chăm chỉ ghi được bài nhưng lại không hiểu được nội dung cốt lõi của bài học. Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tâm lý bên trong và sự nhận thức, cảm nhận để tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn học của HS chưa được phát huy.
....

Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình&quo...