Song Nguyên blogspot
Những vui buồn của một con người.
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022
Năm tháng qua đi
Xuân lại về và trả lại cho ta
Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo
Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình"
Mặt trời tặng hai ta những nụ hoa xinh
Bên hiên nhà mỗi ban mai thơm ngát
Mặc kệ xa kia- ngang lưng đồi gió thốc
Những khác biệt trôi xa
Những lan man cỏ gai và cắt ghép oái oăm..
Mùa vẫn xanh
Em vẫn sẽ có Anh
Trong nắng- gió-trăng- sao dù đêm dài hun hút
Đời vẫn trôi không dừng lại bao giờ...
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022
SÁNG KIẾN(Tiếp) NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DAY MÔN VĂN
YOUTUBE
youtube.com/channel/UCUHRZWUM8vSSq4V-2OV92gg
1. Những khó khăn cơ bản trong việc dạy văn ở trường THPT N.T:
1.1. Về phía giáo viên:
Chúng ta đã biết công cụ dạy văn của người giáo viên Ngữ văn không chỉ là kiến thức mà còn cần có nhân cách và phương pháp thích hợp. Thế nhưng có rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến phương pháp và nhân cách người thầy. Hiểu và khắc phục được những khó khăn đó, sẽ là động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng như GV ở những trường thị xã, tỉnh, thành phố, GV của trường khó khăn: chỉ sống bằng đồng lương. Vì vậy, thời gian nghiên cứu sách vở, tâm lý và ngôn từ của học sinh; nghiên cứu bản thân thông qua thái độ biểu hiện với nhà văn, tác phẩm không có. Bên cạnh đó, sách vở, tài liệu, công cụ để dạy và tham khảo ở thư viện trường lại ít và hiếm hoi. Với đồng lương eo hẹp, GV không thể mua được những quyển sách mà mình yêu thích. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức rất hạn chế.
Do ở phía cánh Đông của huyện, xa trung tâm nên khó có điều kiện đi lại thường xuyên để mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy Ngữ văn ở các trường bạn. Việc dự giờ , thăm lớp tại trường cũng rất hạn chế vì thời gian lên lớp dày đặc; việc góp ý và được góp ý thường do cảm tính, vì vậy không có sức khai thông, mở đường cho những ách tắc, trì trệ trong phương pháp giảng dạy.
1.2. Về phía học sinh
Rào cản ngôn ngữ là yêú tố đầu tiên. Nhiều em khả năng nói, viết tiếng Việt còn hạn chế, vì vậy ảnh hưởng đến tiếp thu bài của học sinh
Trình độ, khả năng của HS còn hạn chế do đầu vào thấp. Nhiều HS hầu như không có kỹ năng viết câu, làm đoạn, vốn từ nghèo nàn, viết sai chính tả, kiến thức lý luận văn học trống rỗng, có em “nói không nên lời”… Nhiểu HS ỷ lại gia đình khá giả nên mua đủ loại sách văn mẫu, sách luyện thi,… khi giáo viên cho đề làm văn bài nào thì copy nguyên xi, hoặc gán ghép, chắp vá không phân biệt đúng, sai, hợp lý; không có ý thức, trách nhiệm với bài viết của mình.
Sống trong môi trường thiếu những hoạt động văn hóa, những câu lạc bộ, sân chơi văn hóa, thư viện hiếm sách tham khảo và không đáp ứng nhu cầu… đa số học sinh chưa có điều kiện tham gia những hoạt động văn học nghệ thuật, với môn Ngữ văn, HS khá, giỏi môn Ngữ văn rất hiếm.
Động cơ học tập của HS thường chạy theo thị hiếu, theo nhu cầu của thị trường nên các em thường chú ý nhiều đến những môn khoa học tự nhiên, môn Ngữ văn chưa được hiểu đúng nghĩa – bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Nhiều HS có ý nghĩ học môn Ngữ văn chỉ vì lấy điểm để thi đỗ tốt nghiệp. Vì vậy nhiều em chán ngán giờ học Ngữ văn, học chiếu lệ và trơ lì trước những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị tư tưởng – thẩm mỹ. Do đó, giáo viên cũng không có hứng thú giảng dạy.
2. Những giải pháp khắc phục khó khăn
Để khắc phục những khó khăn trên và tình trạng thờ ơ, lạnh nhạt với môn Ngữ văn, giúp các em ghi nhớ được nội dung cốt lõi của bài học đồng thời không cảm thấy học văn là nhạt nhẽo, vô bổ, tôi đã chú ý thực hiện những vấn đề như sau:
2.1. Bồi đắp niềm tin, giữ vững ý chí
Những khó khăn mà tôi đã trình bày ở phần trên dễ làm cho GV chán nản và mất hứng thú giảng dạy. Vì vậy, để có ý chí và giữ vững niềm tin, tôi luôn xác định rõ ràng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GV Ngữ văn trong tình hình mới. HS càng thờ ơ, lạnh nhạt thì chúng ta càng cố gắng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực thiết kế và tổ chức bài dạy, năng lực giao tiếp. Tôi nghĩ, người GV không thể có phương pháp dạy tốt khi bản thân không có năng lực, trình độ nhất định; không hiểu bản chất, đặc trưng môn Ngữ văn trong nhà trường – vừa mang tính chất một môn học công cụ, vừa mang tính chất một môn học nghệ thuật ngôn từ. Ý nghĩ đó giúp cho tôi khi giảng bài không sa vào khuynh hướng chính trị hóa, dung tục hóa hoặc bám vào chủ nghĩa nghiệp vụ tầm thường mà xem nhẹ vai trò người tổ chức, hướng dẫn học tập của HS. Nói một cách khái quát, theo tôi, những yếu tố cơ bản góp phần vào phương pháp dạy học hữu hiệu của GV vùng sâu, vùng xa là: Tri thức người thầy + Năng lực tổ chức thiết kế giờ học + Tác động ảnh hưởng nhân cách của người thầy (công cụ giảng dạy quan trọng).
2.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài giảng
“Dạy văn vài năm hoặc cả đời, ai trung thực cũng nhận ra đây là phân môn khó dạy. Tuyệt đối khó” (Lê Trí Viễn). Phân môn Đọc – Hiểu văn bản ở THPT chiếm 2/3 số tiết trong chương trình và nhiệm vụ nặng nề hơn. Nếu môn Ngữ văn ở THCS chỉ trang bị cho HS những kiến thức về cấp độ Tiếng Việt và văn công cụ, thì môn Ngữ văn ở THPT lại nhẹ về ngôn ngữ và văn công cụ mà nặng về văn học. Nhưng đa số HS THPT Nguyễn Trãi còn yếu về Tiếng Việt và văn công cụ (thiếu vốn từ, yếu về viết câu, đoạn, không quen tư duy kiểu nghị luận,…). HS thường thụ động trong cảm thụ, nhiều em có thói quen cảm thụ tác phẩm qua cách cảm thụ của thầy cô. Nếu GV không đọc thì HS không biết ghi hoặc nhiều em chăm chỉ ghi được bài nhưng lại không hiểu được nội dung cốt lõi của bài học. Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tâm lý bên trong và sự nhận thức, cảm nhận để tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn học của HS chưa được phát huy.
....
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022
SÁNG KIẾN...(2)
2- Các giải pháp, biện pháp:
2.1- Rèn luyện kĩ năng dùng từ
2.2- Động viên khuyến khích các em đọc nhiều sách báo văn học
( trừ truyện tranh):
Đây là biện pháp đầu tiên giúp các em trang bị kiến thức về từ ngữ cho mình. Nhưng việc khuyến khích các em đọc truyện nhất là truyện văn học thật là khó, bây giờ các em chủ yếu thích truyện tranh, không thì lại thích đọc những truyện trôi nổi trên mạng vì đọc những loại truyện này vừa nhanh vừa vui mắt, với truyện trên mạng thì lại còn đỡ tốn tiền, nhưng từ ngữ trong các loại truyện này vốn từ ngữ rất nghèo nàn vì vậy cho nên giáo viên cần phải khơi gợi sự thích thú muốn tìm hiểu văn học của học sinh trong quá trình dạy học:
Khi dạy về những tác giả văn học cần phải tạo sự hứng thú cho các em tự tìm hiểu, giới thiệu với các em cách tìm đọc những tác phẩm của cá tác giả văn học đã được học trong chương trình và từ sự tò mò của tuổi trẻ, các em sẽ tìm đọc. Đấy là thành công.
Có thể lấy một ví dụ:
Khi dạy về Nguyễn Tuân, giới thiệu về tập truyện ngắn: Vang bóng một thời ta có thể tạo ra tình huống hấp dẫn học sinh để các em tìm đọc tác phẩm đó. Có thể chọn cách làm như sau:
“ Khó có thể phát hiện một vảy trấu trong một chiếc ấm pha trà vì trấu thường không có mùi vị gì quá rõ ràng. Vậy mà một nhân vật “ ăn mày” trong một truyện ngắn của Vang bóng một thời đã làm được điều này”
Tất nhiên điều gợi mở này không thể ngay lập tức khiến các em học sinh kéo nhau đi mượn, hay mua truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân để đọc. Nhưng Mưa dầm thấm lâu rồi cũng sẽ có kết quả nếu giáo viên chúng ta cứ cần cù làm công việc đó.
Phần trên tôi đã nói: động viên các em đọc sách báo, trừ truyện tranh. Tại sao lại vậy?
Đó là vì trên thực tế tôi đã thấy tác hại của việc đọc truyện tranh. Tuy truyện tranh cũng có mặt tích cực của nó là khiến cho học sinh có con mắt nhìn sự vật nhanh nhạy hơn, giúp cho học sinh cảm nhận được vấn đề và nhân vật nhanh hơn. Nhưng tôi cũng đã từng thấy rất nhiều học sinh thích truyện tranh, đọc nhiều truyện tranh ( nhất là truyện tranh nước ngoài) nhưng viết văn vẫn rất tồi. Tôi cũng đã từng thấy có em học sinh mê truyện tranh quá nên cũng tự mình sáng tác truyện tranh nhưng văn viết vẫn không tốt. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy ? Đó là bởi vì truyện tranh chỉ chuyên dùng ngôn ngữ sinh hoạt. Truyện tranh đã lược bỏ những chi tiết cần diễn đạt bằng từ ngữ bởi nó đã được minh họa trong tranh vẽ rồi. Vì vậy nên đọc càng nhiều truyện tranh thì vốn từ của cá em càng nghèo đi, rồi có những em tự cho rằng việc gì phải trang bị thêm từ ngữ cho mình khi trong truyện tranh nhà văn còn viết như thế. Điều đó thật là tai hại.
Nếu các đồng nghiệp chịu khó để ý đến con cháu trong nhà mình thì sẽ thấy ngay. Nếu các cháu nhỏ đọc truyện tranh thì chỉ thấy nó say mê quên ăn, quên học nhưng không bao giờ cần hỏi người lớn điều gì. Còn nếu đưa cho các cháu đọc những truyện mang tính chất văn học thật sự như truyện ngắn, thơ thì thế nào nó cũng phải hỏi khi gặp những từ chưa hiểu nghĩa, hỏi thì sẽ biết và biết thì có nghĩa là nó có thêm vốn từ. Đó là điều rất tốt.
2.3 – Tìm cách giảng cho các em những từ ngữ mà các em chưa biết cách sử dụng hoặc sử dụng sai.
Đây là việc làm kết hợp giữa việc dạy văn và chấm bài tập làm văn. Trong quá trình chấm văn giáo viên cần chú ý những từ học sinh hay dùng sai và tìm cách giải thích cho các em trong giờ trả bài. Nhưng giờ trả bài không phải là vô hạn vì vậy ta phải tìm cách giải thích cho các em trong quả trình giảng văn. Việc các em dùng từ không đúng nghĩa rất nhiều. dùng sai như kiểu:
- Thủy quái => Quỷ quái
- Trận đồ bát quái => Trận đồ bắt quái
- Sốt ruột => Xót ruột
Chỉ là những vấn đề rất nhỏ. Trên thực tế các em dùng từ còn đáng buồn hơn rất nhiều. Có thể nêu một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình chấm bài cho học sinh:
- Cảnh vật nên thơ => Cảnh vật ngây thơ.
- Nội dung châm biếm => Nội dung châm điếm.
- Cảm hoá => Tha hoá.
Rút kinh nghiệm từ việc chấm văn và thực tế dạy văn nên khi giảng bài cho học sinh nếu gặp từ khó, từ dễ nhầm nghĩa thì ta nên cắt nghĩa cẩn thận cho học sinh biết. Đâycũng là một cách giúp cho học sinh có vốn kiến thức tốt hơn về từ.
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT THỜI...
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT
CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Ngữ Văn là một môn học cơ bản trong nhà trường kể từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Ngay từ lớp học đầu tiên trong trường phổ thông các em học sinh đã làm quen với môn văn, lên đến lớp bốn, lớp năm các em mới bắt đầu được làm những bài văn: kể chuyện, miêu tả, tường thuật… Ở thể loại văn này giọng văn của các em có ngây thơ, trẻ con, thậm chí ngây ngô thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi lên đến bậc trung học cơ sở môn tập làm văn của các em chuyển sang văn nghị luận gồm nghị luận văn học, nghị luận xã hội thì yêu cầu về dùng từ, viết văn…đã khó hơn. Các em cần phải thể hiện sự hiểu biết, đánh giá, cách nhìn nhận của mình về một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội nào đó, vì thế nên các em cần phải có kiến thức rộng hơn, cao hơn về mọi mặt, phải biết cách lập luận, phải có con mắt nhìn và sự hiểu biết. Nói tóm lại: làm văn nghị luận xét trên một mức độ nào đó thì khó hơn văn miêu tả, tường thuật… rất nhiều.
Để học văn học sinh phải học nhiều phân môn: Tiếng Việt, đọc hiểu, làm văn. Muốn làm văn tốt thì học sinh phải có kiến thức vững vàng về môn tiếng Việt, phải có sự hiểu biết rộng về văn học ( cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài). Vì thế nên việc đánh giá cho điểm môn làm văn chính là đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn cũng chính là đánh giá khả năng dùng từ, đặt câu, cách lập luận…của các em.
2- Mục đích nghiên cứu
Một vấn đề lớn đặt ra cho giáo viên dạy văn chúng ta hiện nay là làm thế nào để cho học sinh có thể viết được những bài văn nghị luận – chưa cần cực hay – nhưng phải đọc được, và ít nhất cũng phải đạt yêu cầu. Đây là một câu hỏi thật khó trả lời. Bởi muốn làm được một bài văn nghị luận (cũng như những kiểu văn bản khác) người ta cần phải tiến hành nhiều bước:
- Tìm hiểu đề để xác định các yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý.
- Viết văn.
Người viết bài phải biết huy động kiến thức, biết cách lập luận khi tiến hành tất cả các bước trên mới có thể cho ra đời một bài văn nghị luận đúng với yêu cầu (quan trọng nhất là cách lập luận).
Là giáo viên dạy văn đã lâu năm trong nhà trường trung học phổ thông tôi cảm thấy hai bước: tìm hiểu đề và lập dàn ý – Tuy học sinh có ngại – nhưng rèn luyện trong một thời gian rồi các em cũng biết, sẽ chịu khó làm rồi làm được. Riêng phần viết văn (vì phải lập luận) thì thật vô cùng khó bởi vì khả năng dùng từ diễn đạt câu của các em nói chung là còn yếu. Đa số các bài văn bị điểm yếu, kém của học sinh hiện nay là do dùng từ diễn đạt. Vì quan tâm nhiều đến vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ ĐẶT CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH Ở THPT NGUYỄN TRÃI.
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THPT(các lớp 11A3,11A5, 12A3, 12A4(Năm học 2013-2014) với tổng số 170 học sinh
- Học sinh các lớp 11A7. 12A3, 12A5 (2014-2015) với tổng số 132 học sinh.
4- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề dùng từ đặt câu trong văn nghị luận đã có một số tác giả đã đề cập đến trong các bài viết về thực trạng dạy văn, học văn trong trường học. Tuy nhiên, ở đây, tôi xin chỉ đi vào việc rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu trong giới hạn với học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy (có số lượng học sinh người Êđê hơn 60%).
Một số lỗi các em hay mắc, cách khắc phục và giải quyết để có kết quả tốt nhất.
5- Phương pháp nghiên cứu:
- Điểu tra, chọn lựa số liệu: Trên cơ sở đọc và lọc ra các lỗi các em hay mắc trong quá trình học tập trên lớp, và trong bài viết…để hệ thống, chỉ ra lỗi và hướng khắc phục, giúp các em có thể nhận ra và tự sửa lỗi của mình; từ đó biết dùng từ, đặt câu đúng hơn khi lập luận.
- Chọn lọc và kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kĩ năng dùng từ đặt câu của các em, ngay từ cách nói năng, phát biểu…hàng ngày cũng như trong lập luận khi viết bài nghị luận.
- Theo dõi: Theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình phát biểu, viết bài…trong học tập và giao tiếp để kịp thời nhắc nhở, củng cố, khích lệ các em nói đúng, viết đúng (dùng từ, đặt câu)
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1-.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Dùng từ, đặt câu là một thao tác luôn luôn cần có để con người có thể trao đổi, giao tiếp với nhau. Dựa trên sự hiểu biết, kĩ năng của mình, người tạo lập văn bản sẽ đưa ra thông tin trao đổi, và người tiếp nhận phải “giải mã” được những thông tin đó thì quá trình giao tiếp giữa hai người mới đạt hiệu quả được.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, có một số học sinh còn mắc nhiều lỗi trong việc dùng từ đặt câu khi viết văn nghị luận, nhất là các em là người dân tộc bản địa, do vốn tiếng Việt bị hạn chế. Các em thường nói sai một số âm, và vốn từ của các em nghèo là không thể tránh khỏi. Chính vì thế nên chuyện viết giấy xin phép nghỉ học với lí do “em bị đâu đầu”(em bị đau đầu) “em bị ôm”(em bị ốm) là chuyện rất thường. Cũng như nhiều em chưa dùng đúng những từ ngữ trong các trường hợp sau:
• Bản kiểm điểm và Bảng kiểm điểm.
• Anh bộ đội và Anh bồ đội.
• Cái làn và Cái làm.
• Châm biếm và Châm điếm.
• Nhảy lò cò và Nhảy cò lò.
• Chứng tỏ và Chính tỏ.
Không biết mới đi học đấy là câu dân gian vẫn hay nói, vì thế nên nhiệm vụ của giáo viên văn chúng ta là phải giúp các em rèn luyện. Nhưng liệu ta có thể dạy học sinh học từ như dạy từ mới trong ngoại ngữ được không? Chắc chắn là không được! Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến việc dạy và học văn một số kinh nghiệm của tôi khi rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu trong việc viết văn nghị luận.
* Một số thuận lợi, khó khăn:
- Có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và các đồng nghiệp trong trường.
- Chất lượng giáo dục trong trường luôn có sự phát triển đi lên.
- Bản thân đã có hơn 30 năm giảng dạy và yêu nghề, nhiệt tình và luôn tích cực tự học tập để nâng cao kiến thức.
- Tuy vậy, do học sinh đa số là người dân tộc bản địa, vốn tiếng Việt còn hạn chế nên đã gây khó khăn cho việc giảng dạy môn văn, cụ thể việc rèn luyện dùng từ, đặt câu khi viết văn nghị luận.
CÒN NỮA...
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022
CUỘC THI CŨ---MỘT THỜI SÔI NỔI VỚI NGHỀ)
Lí trí và Tình cảm
cần có sự tỉnh táo chớ để cảm xúc mê mụ dẫn dắt.
tự nhắc mình.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022
QUÀ BUÔN DỠNG BĂK(Huyện Lắk - Đak lak)
Quà từ buôn Dỡng Băk. (xã Yang Tao- huyện Lăk) ❤
Buôn có 4 gđ đồng bào Mơ Nông chuyên làm gốm từ thời xưa. Sản phẩm làm từ đất sét lấy từ cánh đồng. Đào sâu xuống chừng 1.5m mới đến chỗ đất đạt yêu cầu. Và lớp đất đó cũng chỉ dày chừng 5-10 cm thôi( như lời chị nói). Đất đó về nhào- đặt trên khúc gỗ tròn, lấy một đoạn cây to cỡ cổ chân ng lớn rồi giã và vò cho đất dẻo quánh,mịn màng. Các ami amai( mẹ, chị) lấy tay vo lại một lượng đất thích hợp, đặt lên khúc gỗ tròn kia. Bắt đầu nặn cục đất sét theo ý định của mình sẽ nặn cái gì.nếu là nặn vật coa hình tròn( nồi, chén, tô...) thì ng nặn sẽ đi vòng quanh sản phẩm đó theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay khéo léo xoay, miết sản phẩm ấy để tạo thành miệng, đường rãnh. Dùng miếng vải mềm ướt chuốt qua sp khiến nó bóng lên. Ng nặn sẽ khéo léo chỉnh gọt lại 1 lần hình khối sp. Sau đó đem phơi nắng chừng 2 tiếng thì lấy viên sỏi chà cho sp bóng lên. Tiếp tục phơi khô rồi cho vào lò nung( xưa là rơm, trấu còn giờ là lò nung công nghiệp). Sp khi đang phơi và chà có màu nâu sữa nghiêng về vàng nhạt, khi nung xong thì màu đen bóng. Vì làm tay và thủ công hoàn toàn nên mỗi sp là 1 tp riêng, ko trùng nhau.
Cặp bình là mình mua. Cái đĩa và 2 viên sỏi là chị làm gốm tặng mình. Mình xin cầm viên sỏi chị chà những con voi, chiếc bình...chị làm. Nó to cớ hơn ngón tay cái ng lớn chút. Màu 1/2 trong suốt và 1/2 màu hồng như thạch anh hồng. Mình mê quá đang tính hỏi xin thì nghe chị ấy vừa chà vừa nói:" hòn sỏi này từ thời bà mình cho mẹ mình. Rồi mẹ mình lại cho mình. Ít nữa chắc mình cho con gái mình"( bé gái mặc đồ truyền thống khi nãy mình chụp hình và cho các bé ít đồng( mua kẹo nhé- thú thực mình ko định làm các bé hư mà chỉ là trong giỏ xách ko có gì làm quà cho 3 cô bé dễ thương hết sức ❤). Nghe nói vậy mình bỏ ngay ý định đó vì biết viên sỏi nhỏ ấy là của gia bảo của nhà chị. Chị nói thêm:" mình cũng mới nhặt đc 2 hòn sỏi nữa ở thác phía gần Krong Bông kìa, Nhưng sỏi đó chà( chị phát âm như " tra") ko được bóng như hòn sỏi này.". Mình đứng chăm chú nhìn. Nghe. Và hỏi. Có lẽ cảm cái sự kiên nhẫn và chú ý của mình mà khi mình buột miệng" chỉ mình đến chỗ nhặt sỏi đi...". Chị nói " xa đấy. Để mình cho chị viên mình mới nhặt". Và cuối buổi chị tặng mình chiếc đĩa. Đôi sỏi với lời dặn:" chị cứ phơi đĩa này khô đi. 2g tra 1 lần. Bao nhiêu lần cũng được. Nó( cái đĩa) sẽ càng bóng đẹp".
Qua đến giờ mình cũng tra nó vài lần rồi. Mong là sẽ đạt đc 80% như chị tra. ❤
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022
SỰ CÔ ĐƠN.
Cô đơn, đó là khi ta chỉ có một mình ta biết cho ta.Có thể khi ta ở 1 mình trng 1 không gan vắng vẻ, không có đòng loại bên cạnh.
cũng có thể khi ta trôi giữa đám đong mà vẫn ko ai quen biết không ai giao tiếp với ai.
cũng có khi ta ở giữa những ng quen, thậm chí đã từng rất yêu, giờ không còn biết nói chuyện gì, hoặc có nói chỉ là những lời gây tổn thương cho nhau
cô đơn khi bạn ở 1 mình, tạm xa cách xung quanh, là co đơn trong sự thanh thản.
cô đơn khi ở cạnh người đã từng là thân thiết mà ko còn có tiếng nói chung, gọi là cô đơn trong nặng nề
Cây mai cô đơn này mọc bên bờ hồ nước, vươn giữa gió nắng ngày ngày...Sự cô đơn cua cỏ cây hoa lá...
(my Exam- Thim)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình&quo...
-
Năm tháng qua đi Xuân lại về và trả lại cho ta Trả lại cho em những nguyên sơ trong trẻo Những giản đơn:"Đời quý nhất chân tình&quo...
-
Lí trí và Tình cảm cần có sự tỉnh táo chớ để cảm xúc mê mụ dẫn dắt. tự nhắc mình.
-
Cô đơn, đó là khi ta chỉ có một mình ta biết cho ta. Có thể khi ta ở 1 mình trng 1 không gan vắng vẻ, không có đòng loại bên cạnh. cũng có ...